Ngữ âm tiếng Việt trong Từ điển Việt–Bồ–La Từ điển Việt–Bồ–La

Tiếng Việt trong Từ điển Việt–Bồ–La là tiếng Việt trung đại, không phải là tiếng Việt hiện đại đang được sử dụng ngày nay. Tiếng Việt trung đại là một giai đoạn trong lịch sử tiếng Việt, kéo dài từ thế kỷ XVII đến nửa đầu thế kỷ XX, tiếng Việt hiện đại là tiếng Việt từ nửa cuối thế kỷ XIX đến nay. Ngữ âm tiếng Việt trung đại khác với ngữ âm tiếng Việt hiện đại.[5][6]

Một số chữ có trong Từ điển Việt–Bồ–La và hiện nay vẫn được sử dụng nhưng cách phát âm trong tiếng Việt trung đại và hiện đại không giống nhau:

Từ điển Việt–Bồ–LaPhát âm
(ghi bằng ký hiệu ngữ âm quốc tế)
Dẫn giải
Tiếng Việt trung đại[6][7]Tiếng Việt hiện đại
Phương ngữ miền Bắc[7][8]Phương ngữ miền Nam[7][9]
g, gi/ʝ//z//j/G nói ở đây là g trong những từ mà nó được phát âm là /ʝ/ trong tiếng Việt trung đại, /z/ trong phương ngữ miền Bắc và /j/ trong phương ngữ miền Nam của tiếng Việt hiện đại, ví dụ như gì, gỉ, giếc, giêng (trong Từ điển Việt–Bồ–La còn được viết gyêng), giếng (Từ điển Việt–Bồ–La viết là gyếng).[10][11][12]
Đừng nhầm ký hiệu /ʝ/ ở cột Tiếng Việt trung đại với ký hiệu /j/ ở cột Phương ngữ miền Nam, đây là hai ký hiệu khác nhau. /ʝ/ là ký hiệu ngữ âm quốc tế của âm xát ngạc cứng hữu thanh, còn /j/ là ký hiệu ngữ âm quốc tế của âm cận ngạc cứng.
kh/kʰ//x//kʰ/, /x//x/ là ký hiệu ngữ âm quốc tế của âm xát ngạc mềm vô thanh.
ph/pʰ//f/Một số người nói phương ngữ miền Nam tiếng Việt hiện đại sống ở vùng nông thôn phát âm ph là /pʰ/.[13]
v/w/, /u//v//j/V và u trong Từ điển Việt–Bồ–La không được coi là hai chữ cái khác nhau, v trong Từ điển Việt–Bồ–La chỉ là một cách viết khác của chữ u. Tiếng Việt thời Alexandre de Rhodes không có phụ âm /v/, phụ âm /v/ chỉ bắt đầu xuất hiện trong tiếng Việt từ thế kỷ XVIII. Trong Từ điển Việt–Bồ–La chữ u được dùng để ghi bán nguyên âm /w/ và nguyên âm /u/ của tiếng Việt trung đại, u đôi khi được viết là v khi nó đứng một mình hoặc đứng ở đầu từ.[14][15]
Hầu hết người nói phương ngữ miền Nam tiếng Việt hiện đại, bao gồm cả nhiều người có học vấn, phát âm v là /j/ giống như d, g (g trong những từ mà g được phát âm là /j/), gi. Ngoài âm /j/ một số người miền Nam có học vấn còn phát âm chữ v là /vj/ hoặc /ɓj/. Kiểu phát âm chữ v là /vj/ hoặc /ɓj/ này là một kiểu phát âm chính tả để biết những từ mà theo chính tả phải viết với chữ v chứ không phải là d hay g/gi.[16][17]
x/ɕ//s//ɕ/ là ký hiệu ngữ âm quốc tế của âm xát lợi ngạc vô thanh.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Từ điển Việt–Bồ–La http://s3.amazonaws.com/academia.edu.documents/341... http://books.google.com/books?id=4CYXAAAAYAAJ&pg=P... http://books.google.com/books?id=FkcZ_nGkW-oC&pg=P... http://books.google.com/books?id=Kwqc7xso22wC&pg=P... http://books.google.com/books?id=Kwqc7xso22wC&pg=P... http://books.google.com/books?id=XN7SHNeZ_ksC&pg=P... http://ttntt.free.fr/archive/Roland4.html http://sealang.net/sala/archive/pdf8/nguyen1991sev... http://www.sealang.net/archives/mks/pdf/13-14:1-36... //dx.doi.org/10.1525%2Fvs.2019.14.3.79